Tiêu chí Sự mở rộng của ASEAN

Hiến chương ASEAN xác định các tiêu chí sau đây để trở thành thành viên:[5][6]

  • Ứng cử viên phải có vị trí địa lý ở Đông Nam Á.
  • Ứng cử viên phải được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN công nhận.
  • Ứng cử viên phải đồng ý chịu sự ràng buộc của Hiến chương ASEAN.
  • Ứng cử viên phải có khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của một thành viên.

Một trong những nghĩa vụ của một thành viên là thành viên đó trong tương lai phải đồng ý, đăng ký hoặc gia nhập tất cả các điều ước, tuyên bố và thỏa thuận trong ASEAN, bắt đầu với những điều được nêu trong Tuyên bố Bangkok ngày 8 tháng 8 năm 1967 và những điều được xây dựng và phát triển trong nhiều hiệp ước tiếp theo, các tuyên bố và thỏa thuận của ASEAN. Thành viên tương lai phải có khả năng giải quyết vấn đề chung thông qua đàm phán thi mới được tham gia vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và tất cả các thỏa thuận hợp tác kinh tế khác. Một phương tiện quan trọng để định hướng cho một thành viên tương lai là tham dự các cuộc họp của ASEAN và tham gia vào các dự án hợp tác.[7] Các nghĩa vụ khác của một thành viên là một quốc gia phải duy trì các đại sứ quán ở tất cả các quốc gia thành viên hiện tại của khối,[8] và quốc gia đó phải tham dự tất cả các cuộc họp cấp bộ trưởng và hội nghị thượng đỉnh.

Tuyên bố Bangkok không đưa ra điều kiện nào để quốc gia ở ngoài Đông Nam Á trở thành thành viên và các nguyên tắc thông thường trong quan hệ giữa các quốc gia. ASEAN không có tiêu chí thành viên nào liên quan đến đặc điểm của chính phủ, hệ thống tư tưởng và định hướng, chính sách kinh tế hay trình độ phát triển. Nếu có những tiêu chí như vậy để trở thành thành viên, thì một hiệp hội khu vực sẽ không thể tồn tại ở Đông Nam Á do tính đa dạng của nó.[9]

Các quan chức cấp cao của ASEAN đã đồng ý vào năm 1983 rằng tư cách quan sát viên chỉ nên được trao cho các thành viên tiềm năng của ASEAN đáp ứng các tiêu chí đặt ra cho tư cách thành viên ASEAN.

Tiêu chí tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là cơ chế đối thoại đa phương giữa các quốc gia châu Á–Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy đối thoại và tham vấn, cũng như xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng vệ trong toàn khu vực.[10] Các tiêu chí thành viên của ARF, cũng như các Đối tác Đối thoại khác, đã được vạch ra trong Diễn đàn ARF lần thứ hai vào năm 1996, tại Jakarta, Indonesia. Các bộ trưởng ARF đã thông qua các tiêu chí rằng các bên tham gia ARF phải là các quốc gia có chủ quyền, mà theo lệnh của Trung Quốc, rõ ràng là nhằm loại trừ Đài Loan. Họ phải "tuân thủ và tôn trọng đầy đủ các quyết định và tuyên bố do ARF đưa ra". Các tiêu chí nhấn mạnh rằng các thành viên ASEAN "tự động" tham gia ARF.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự mở rộng của ASEAN http://www.smh.com.au/news/world/east-timor-asean-... http://www.aph.gov.au/binaries/library/pubs/cib/19... http://www.newstoday.com.bd/index.php?option=detai... http://www.bt.com.bn/news-asia/2013/06/30/png-keen... http://www.afr.com/news/economy/trade/indonesian-p... http://asiantribune.com/node/6856 http://www.eurasiareview.com/27122011-sri-lanka-fr... http://www.gmanetwork.com/news/story/154860/news/n... http://www.iht.com/articles/1994/07/26/caucus.php http://www.interaksyon.com/article/2969/aquino-to-...